(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Di cư khỏi địa cầu đến hành tinh khác sống: Không bao giờ làm được!

Thứ tư - 16/10/2019 15:59 - Đã xem: 2691
Nhân loại sẽ chẳng bao giờ di cư được đến một thế giới khác ngoài hệ Mặt trời, đơn giản bởi vì khoảng cách quá xa, theo giáo sư Michel Mayor của Đại học Geneva - người vừa đoạt giải Nobel vật lý 2019.

"Nếu nói đến các hành tinh ngoài hệ Mặt trời, chúng ta cần phải rõ thế này: con người sẽ chẳng đi đến đó được" - giáo sư Mayor nêu nhận định tại một hội nghị diễn ra gần Madrid (Tây Ban Nha) hôm 9/10. 

Mẫu tàu không gian Starship chinh phục sao Hỏa của SpaceX
Mẫu tàu không gian Starship chinh phục sao Hỏa vừa được tỉ phú Elon Musk giới thiệu cách đây hai tuần - (Ảnh: SPACEX).

Phát biểu của ông được mọi người chú ý bởi ông và đồng nghiệp Didier Queloz vừa ghi tên vào lịch sử giải Nobel nhờ công trình nghiên cứu cho phép hoàn thiện kỹ thuật giúp phát hiện các hành tinh ngoài hệ Mặt trời.

Vào tháng 10-1995, hai ông Mayor và Queloz đã tìm được cái mà trước đây chỉ tồn tại trong khoa học viễn tưởng: hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. 

Kể từ đó, đã có hơn 4.000 hành tinh được tìm thấy, và giáo sư Mayor cho rằng trách nhiệm trả lời câu hỏi "liệu chúng ta có cô độc trong vũ trụ và phải chăng luôn có hành tinh dung dưỡng sự sống ngoài kia" thuộc về các thế hệ tương lai.

Với sự ghi nhận xứng đáng đó cho một nghiên cứu đã hơn 20 năm, những gì vị giáo sư 77 tuổi phát biểu liên quan giấc mơ chinh phục không gian của con người vì vậy được lắng nghe một cách nghiêm túc. 

"Các hành tinh đó ở xa, quá xa. Thậm chí trong tình huống lạc quan nhất, cứ cho là chúng ta phát hiện được một hành tinh có thể chứa sự sống ở không quá xa, chẳng hạn vài chục năm ánh sáng, có nghĩa là sát bên hệ Mặt trời thì thời gian đến đó cũng quá lớn" - nhà thiên văn học Thụy Sĩ phát biểu, và cho biết quãng thời gian bay phải tính đến là "hàng trăm triệu ngày" với các phương tiện vận tải không gian hiện có.

Giáo sư Michel Mayor.
Giáo sư Michel Mayor.

Vị giáo sư uyên thâm cũng bác bỏ mọi quan điểm cho rằng "con người sẽ di cư đến một hành tinh khác trong trường hợp Trái đất không còn có thể ở được", và ông kêu gọi con người "hãy bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sống vì nó tuyệt đẹp và còn hoàn toàn có thể sống ổn".

Phải diệt từ trứng nước mọi tuyên bố kiểu: “Một ngày nào đó chúng ta sẽ đi đến một hành tinh khác có thể sống được nếu không sống được ở địa cầu nữa”. Đó là điều hoàn toàn điên rồ, giáo sư Michel Mayor cho hay.

Thực sự không ít lần ý tưởng về di cư xuyên hành tinh đã được đặt ra. Ý tưởng đó được nhắc đi nhắc lại khi tỉ phú "ngông" Elon Musk, ông chủ của công ty tư nhân Space X, thử nghiệm thành công những công cụ vận chuyển chinh phục không gian của mình. 

Ý tưởng của ông về việc đưa người rời khỏi địa cầu, lập ra một địa cầu thứ hai được thuyết phục đến mức không ít người đã đóng tiền để được bay thử nghiệm trên không gian và thậm chí xin suất bay lên sao Hỏa.

Gần đây, tỉ phú Musk lại cho rằng con tàu không gian Starship của mình đủ sức đưa người lên sao Hỏa và quay ngược lại trong chừng 10 năm tới. Ý tưởng đó lại gây xôn xao dư luận và không ít người đủ chuyên môn cho rằng đó là ý tưởng quá ngông. 

Theo báo Express của Anh, phi hành gia người Anh Tim Peake cho rằng ý tưởng đó là quá "tham vọng" và ông tin rằng phải hơn 20 năm nữa con người mới đủ khả năng chinh phục sao Hỏa. Ông Peake là người từng ở trên Trạm không gian quốc tế (ISS) trong sáu tháng hồi năm 2016.

Còn nói như cây bút Tristan Greene trên báo Insider thì ý tưởng đến một hành tinh lạ rồi "chỉnh sửa khí quyển" để tạo ra môi trường sống mới cho số đông người là chuyện hoàn toàn viễn tưởng, bởi con người chúng ta hiện cần có môi trường sống sẵn có. 

Chẳng hạn nếu thấy ngộp thở với các đô thị lớn, con người hoàn toàn có thể "di cư" đến những khu vực hoang vắng như ở Nam Cực hoặc Bắc Cực, dù chúng ta coi đó là khắc nghiệt nhưng chắc chắn cũng hơn hẳn các hành tinh xa lạ. 

Chỉ phải di cư ngay trên địa cầu mình mà chúng ta còn e dè thì rõ ràng chuyện bay đi trong không gian hàng bao nhiêu năm tháng để đến nơi ở mới là chuyện hái sao trên trời.


Nguồn tin: khoahoc.tv
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không