(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Không chỉ có tìm kiếm, Google đang hướng đến sản xuất năng lượng

Thứ ba - 12/12/2017 23:14 - Đã xem: 3716

Google, hay đúng hơn là công ty mẹ Alphabet, không chỉ đơn thuần là một gã khổng lồ về công cụ tìm kiếm trên Internet mà hiện đang trở thành đối thủ đáng gờm của nhiều tập đoàn năng lượng trên thế giới.

Trụ sở chính của Google ở Mỹ đang sử dụng toàn bộ năng lượng mặt trời để phục vụ mọi hoạt động trong tòa nhà này.

Trụ sở chính của Google ở Mỹ đang sử dụng toàn bộ năng lượng mặt trời để phục vụ mọi hoạt động trong tòa nhà này.

Sau khi “đè bẹp” các đối thủ về công cụ tìm kiếm trên Internet để trở thành “gã khổng lồ” trong lĩnh vực này, nhưng không dừng ở đó, hiện Google đang lao vào những dự án năng lượng mới, với mục tiêu trước mắt là để phục vụ cho chính nhu cầu về điện của mình.

Alphabet - công ty mẹ của Goolge, đang có mặt trong nhiều phân đoạn của chuỗi giá trị về năng lượng điện. Tập đoàn này vừa đầu tư vào việc cung ứng năng lượng dài hạn từ các đối tác (tức đi mua điện để đảm bảo những hoạt động lâu dài của mình), đồng thời vẫn đầu tư vào năng lượng tái tạo - tức tự sản xuất điện để phục vụ cho mình, và dần hướng đến việc kinh doanh điện tái tạo trong tương lai gần, theo xu thế chung của “một thế giới đang chuyển đổi năng lượng”.

Theo báo cáo về môi trường năm 2017, Alphabet, thông qua công ty con Google Energy LLC mới đây đã thông báo rằng, họ muốn thay thế toàn bộ nguồn cung cấp điện hiện nay bằng năng lượng tái tạo ngay từ những tháng cuối của năm 2017. Hiện mức tiêu thụ điện hàng năm của Alphabet gần bằng mức tiêu thụ điện của cả thành phố San Francisco. Điều này cũng có nghĩa là, Alphabet sẽ là người mua năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới.

Trước đó, vào năm 2010, cơ quan quản lý của Mỹ đã cho phép Alphabet mua và bán năng lượng theo giá thị trường. Năm 2015, tập đoàn này đã ký nhiều hợp đồng dài hạn để mua tổng cộng 5,7 TWh năng lượng tái tạo.

Do nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn, thế nên Alphabet không thể cứ đi mua mãi. Bởi thế, bắt đầu từ mấy năm qua, Alphabet đã đầu tư hơn 2,5 tỉ USD vào 22 dự án năng lượng tái tạo, trong đó 250 triệu USD vào dự án nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời SolarCity.

Các cơ sở trên chủ yếu nằm ở Hoa Kỳ, vì chúng phải bảo đảm nguồn cung năng lượng xanh cho các trung tâm dữ liệu của Alphabet. Hiện trụ sở chính của Google ở Mỹ đang sử dụng toàn bộ năng lượng mặt trời để phục vụ mọi hoạt động trong tòa nhà này.

Tập đoàn này cũng rất năng động trong lĩnh vực sản xuất điện mặt trời ở châu Phi thông qua Dự án Jasper Power Project – Xây dựng một công viên điện mặt trời ở Nam Phi. Alphabet cũng đã đầu tư vào trang trại điện gió Turkana ở Kenya, là trang trại điện gió lớn nhất lục địa đen. Dự án với 365 turbine gió này dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay với sản lượng hằng năm dự kiến đạt 310MW, đáp ứng 15% mức tiêu dùng của Kenya.

Vào năm 2013, Google X - phòng thí nghiệm công nghệ của Google, đã từng công bố mua lại Makaani Power, một công ty mới lập chuyên về phát triển dự án turbine gió trên không. Hệ thống này được đặt tên Turbine gió (Airborne Wind Turbine-AWT) và được phóng lên độ cao 240-300m nơi mà sức mạnh của gió lớn hơn nhiều dưới mặt đất. Theo Makani, thiết kế này đã loại bỏ được 90% lượng vật liệu sử dụng trong các turbine gió thông thường và có thể đón được gió ở tầng cao hay ở ngay trên mặt biển. Các máy phát điện gắn kèm có thể tạo ra 600 kilowat/mỗi turbine và chuyển qua dây cáp xuống thiết bị dưới mặt đất. Ở những nơi có gió mạnh, chúng sản sinh năng lượng gấp đôi so với các turbine mặt đất.

Ngoài ra, Google X cũng đứng sau Dự án Sunroof, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc lắp đặt các tấm pin điện mặt trời. Sunroof là dự án đơn giản nhưng rất thông minh. Theo đó, được hỗ trợ bởi Google Maps, Sunroof sử dụng hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao để đo diện tích mái nhà của người dùng và tính xem gia chủ có thể sử dụng bao nhiêu năng lượng thu về từ ánh sáng mặt trời. Dịch vụ Sunroof của Google cũng cung cấp ước lượng số quang năng mà mái nhà sẽ thu được mỗi năm, bao gồm những thời điểm mái nhà bị che bởi bóng cây hoặc bóng mát của các ngôi nhà xung quanh đồng thời tính toán định hướng lắp đặt pin trên mái và sự ảnh hưởng của thời tiết.

Chưa hết, thương vụ thâu tóm Công ty Nest với giá 3,2 tỉ USD vào năm 2014 đã cho phép tập đoàn Alphabet “có một chỗ đứng vững chắc” trong ngành năng lượng. Bởi Nest là một công ty chuyên việc kiến tạo những ngôi nhà thông minh. Họ chuyên phát minh ra những sản phẩm có thể liên kết với nhau để tạo ra ngôi nhà tự động cho tương lai. Nest đã chế tạo thành công máy điều chỉnh nhiệt tự động và máy phát hiện khí CO. Chúng là những thiết bị thông minh có thể được điều khiển từ xa bởi một điện thoại thông minh và được thiết kế để thay đổi hệ thống sưởi và làm mát của nhà suốt cả ngày để tiết kiệm tiền tiêu thụ năng lượng. Quan trọng hơn cả là Nest có tầm nhìn về ngôi nhà trong tương lai.

Phát biểu sau khi công bố Báo cáo về môi trường năm 2017, Urs Hlzle, Giám đốc điều hành Google cho biết: “Chúng tôi tin rằng, Google có thể tạo ra các công cụ để cải thiện cuộc sống của người dân trong khi giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và nhiên liệu hóa thạch”.

 

Nguồn tin: xahoithongtin.com.vn
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không