(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Người dân phấn khởi vì điện mặt trời vừa dùng vừa bán được

Thứ hai - 11/12/2017 01:36 - Đã xem: 3239
Người dân phấn khởi vì điện mặt trời vừa dùng vừa bán được - 1

Công nhân đang lắp đặt hệ thống pin mặt trời cho một tòa nhà tại Hà Nội.

Sinh lời từ điện mặt trời

Anh Võ Thành Tâm (Quận Gò Vấp, TP.HCM) vừa đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời với 50 tấm pin loại 300 W/tấm phục vụ cho 50 phòng trọ của mình. Mỗi ngày, hệ thống pin năng lượng mặt trời sản sinh hơn 80 KWh điện. Anh Tâm chia sẻ, khi sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời, mỗi tháng, anh sẽ tiết kiệm được hơn 50% tiền điện so với điện truyền thống. Trước khi đầu tư vào hệ thống này, anh có nhiều đắn đo, bởi số tiền anh phải bỏ ra là hơn 700 triệu đồng.

“Mỗi tấm pin có giá từ 4 đến 5 triệu đồng. Đây là một mức chi phí khá cao. Dẫu biết rằng, đầu tư vào năng lượng mặt trời sẽ tiết kiệm, có năng lượng xanh, sạch, giảm áp lực về việc thiếu điện nhưng vấn đề chi phí vẫn là một bài toán khó với chúng tôi” - anh Tâm nói.

Tuy nhiên, khi có Quyết định số 11 của Thủ tướng về hỗ trợ điện nối lưới với giá trên 2000 đồng/KWh quả thật là tin rất vui với người làm điện mặt trời.

Anh Tâm chia sẻ, người dùng điện khi có mức điện dư thừa sẽ bán cho điện lực. Như vậy, thời gian để hoàn vốn các hệ thống điện mặt trời nối lưới nhanh hơn.

Ông Nguyễn Quốc Chính, trú tại Quận Tân Bình, TP.HCM cũng bày tỏ niềm vui khi sắp tới, ngành điện sẽ đến tận nhà ông lắp đặt công tơ 2 chiều để thực hiện việc mua bán điện từ hệ thống điện mặt trời nối lưới. Ông Chính cho biết, cách đây 2 năm ông đầu tư khoảng 120 triệu đồng cho hệ thống điện mặt trời.

Hệ thống 13 tấm pin năng lượng mặt trời của ông có thể sản sinh 400 KWh điện mỗi tháng. Tuy nhiên, lượng điện này của ông được sử dụng cho gia đình và các phòng trọ lại không hết. 

"Mỗi tháng, tôi đưa lên lưới khoảng 100 KWh điện xài không hết. Khi đưa lên lưới coi như như làm "từ thiện" cho ngành điện. Nay có cơ chế mua bán điện, chúng tôi lại có thêm khoản tiền từ điện mặt trời" - ông Chính phấn khởi nói.

Trong thời gian, tới, ông Chính sẽ lắp đặt thêm khoảng 3 tấm pin năng lượng mặt trời nữa để tận dụng hết công suất của thiết bị inverter, tích thêm lượng điện năng, tận dụng hết phần còn trống trên mái nhà.

Ngoài lợi ích kinh tế, ông Chính cho biết, việc sử dụng điện mặt trời không phụ thuộc vào điện lưới của điện lực, điện ổn định hơn. Ngoài ra, việc lắp đặt pin mặt trời trên mái nhà làm cho không gian trong các phòng trọ do ông quản lý mát mẻ hơn vì pin mặt trời cũng hỗ trợ cách nhiệt.

Một tín hiệu tích cực khác đến từ các doanh nghiệp cung cấp về điện mặt trời. Theo ông Phạm Nam Phong, Giám đốc Vũ Phong Solar - một doanh nghiệp chuyên về năng lượng mặt trời, sự quan tâm của người dân và các doanh nghiệp về điện mặt trời ngày càng lớn. 

“Trong tháng 11 số lượng khách hàng tương tác với chúng tôi qua điện thoại tăng gấp đôi so với tháng trước (từ 60 khách hàng lên hơn 100 khách hàng). Qua kênh facebook số lượng khách hàng quan tâm tăng từ 40 lên trên 70 người. Tất cả các khách hàng đều hỏi về chính sách giá điện mới đây của Chính phủ. Điều này thể hiện người dân đang dần quan tâm đến điện mặt trời” - ông Phong nói.

Giám đốc Vũ Phong Solar cho biết thêm, công suất lắp đặt của doanh nghiệp này tăng gấp đôi so với năm ngoái. 

"Với những chính sách gần đây của Chính phủ, người dân càng ngày càng quan tâm đến điện mặt trời. Công ty chúng tôi tăng được lượng khách hàng, công suất lắp đặt điện mặt trời tăng lên đáng kể, thị trường về điện mặt trời sẽ trở nên sôi động hơn. Hiệu ứng dây chuyền sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ các lợi ích về điện mặt trời và sử dụng nhiều hơn" - ông Phong cho biết.

Cũng theo ông Phong, với mức mua điện theo thông tư 11 là 9,35 cent/KWh (hơn 2000 đồng KWWh) không phải là mức giá quá cao so với các nước trong khu vực, nhưng đây là một thành công trong thị trường điện mặt trời tại Việt Nam. Nếu nhà đầu tư đặt mức lợi nhuận vừa phải, cùng với chi phí về thiết bị cho hệ thống năng lượng mặt trời càng giảm thì có thể đầu tư được.

Cùng với cơ chế chung của của Chính phủ, Sở KH&CN TP.HCM cũng sẽ có nhiều cơ chế hỗ trợ khác như hỗ trợ thêm về giá, hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất tấm pin mặt trời... nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư, sử dụng nguồn năng lượng sạch này. 

Người dân phấn khởi vì điện mặt trời vừa dùng vừa bán được - 2

Điện mặt trời nhận được nhiều sự quan tâm của người dân trong thời gian gần đây.

Cần đẩy mạnh truyền thông đến người dân

Theo ông Phạm Nam Phong, các chính sách về điện mặt trời đã từng bước đi vào đời sống. Gần đây nhất, Tổng công ty Điện lực TP. HCM và một số Công ty Điện lực các tỉnh thành đã làm việc với các khách hàng của công ty về triển khai lắp đặt đồng hồ 2 chiều và hợp đồng mua bán điện.

“Chúng tôi rất vui mừng và đánh giá cao điều này. Hy vọng việc này sẽ sớm được áp dụng ở tất cả các địa phương còn lại. Ngoài ra, việc tuyên truyền về điện mặt trời được đẩy mạnh hơn nữa để mọi người dân đều biết và hiểu đúng về nguồn năng lượng hữu ích này”, ông Phong cho biết.

Đồng tình với quan điểm này, ông David Ngô - Chuyên gia về điện mặt trời, công tác tại ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng để khuyến khích việc sử dụng năng lượng mặt trời, đơn vị bán điện có thể thực hiện công tác truyền thông để người dân có thể tiếp cận với những thông tin về những mặt lợi ích của điện mặt trời.

“Mỗi tháng, bất cứ người dân nào cũng nhận hóa đơn tiền điện từ EVN. Vậy tại sao chúng ta không tích hợp trong hóa đơn điện đó những lời vận động người dân sử dụng năng lượng mặt trời và lồng ghép các thông tin về chính sách của nhà nước về điện mặt trời.

Với việc trả tiền điện thông qua mạng cũng thế, EVN có thể chạy các thông tin quảng cáo về điện mặt trời trên màn hình máy tính hoặc điện thoại. Với chính sách này, tôi nghĩ sẽ có nhiều người dân quan tâm hơn đến điện mặt trời, và loại năng lượng này sẽ ngày càng được phổ biến” - ông David Ngô nói.

Ngoài ra, ông David Ngô cũng đề xuất, các nhà khoa học, doanh nghiệp có thể tham gia việc nghiên cứu và phát triển các bộ phận trong hệ thống điện mặt trời, tăng khả năng nội địa hóa các sản phẩm này nhằm giảm chi phí đầu tư, góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn. 

“Chúng tôi đang trong các bước hoàn thiện thiết bị inverter (chuyển đổi) thông minh, chuyển đổi lưới điện, tích hợp thêm điều khiển thông minh. Thiết bị này sẽ có hệ thống sensor (cảm biến) để có thể hứng nắng ở góc tốt nhất trong các thời điểm trong ngày. Với điều kiện nắng không tốt thiết bị này sẽ chuyển đổi sang điện lưới hoàn toàn tự động, tùy theo cường độ nắng” - ông David Ngô nói thêm.


Nguồn tin: khampha.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không