Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có một năm 2017 thành công, đạt được tất cả các kế hoạch đề ra. Bộ Công Thương đã công bố danh sách những nhà máy điện tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh năm 2018. Năm 2017, theo thống kê của Bloomberg, tổng giá trị tài trợ cho lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam tính lũy kế đã tăng 289%, lên đến 248 triệu USD. 

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán FPTS, ngành khí thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt 2,5% trong giai đoạn 2000-2016. Theo dự báo, nhu cầu khí thiên nhiên thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 2,1%/năm ở giai đoạn 2016-2020. 

Trong những năm qua, ngành khí Việt Nam đã có những bước phát triển nổi bật với nhiều dự án đường ống thu gom khí đồng hành ngoài khơi, cùng việc xây dựng các cụm khí điện đạm và các cơ sở xử lý khí trong đất liền. Theo The Wall Street Journal, các tập đoàn dầu khí toàn cầu đang đẩy mạnh đầu tư vào các cây xăng, các nhà máy lọc hóa dầu, một mảng kinh doanh từng bị bỏ bê trước đây, để gia tăng lợi nhuận và mở rộng nền tảng khách hàng. 

Trung tâm phân tích dữ liệu của EIC, EICDataStream, đã xác định những dự án năng lượng đang tiến hành hoặc được lên kế hoạch trị giá trên 93 triệu USD, với ngành năng lượng là nhân tố đóng góp lớn nhất với giá trị 46 triệu USD, theo sau đó là ngành dầu khí với 41 triệu USD. Di chuyển trên chuỗi giá trị năng lượng, trọng tâm chính của EIC là những cơ hội và khả năng khởi xướng ở Việt Nam, nổi lên từ Quy hoạch điện VII. 

Việt Nam đã nổi lên trong khu vực Đông Nam Á như là nhà sản xuất năng lượng, dầu và khí tự nhiên quan trọng. Đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á về sản xuất dầu khí và trữ lượng dầu, Việt Nam đã tìm thấy xấp xỉ 100 mỏ dầu tiềm năng tại gần 50 khu vực, với trữ lượng dầu ước khoảng 643 triệu tấn dầu thô và 644m3 khí gas. 

 

Từ năm 2015 đến nay, nhiều dự án năng lượng sạch, chủ yếu là điện gió và điện mặt trời, đã được cấp phép và triển khai. Nguồn ảnh - Internet 

 

Ngành công nghiệp điện Việt Nam đang được chuyển đổi sang thị trường điện cạnh tranh. Các bước nhằm tự do hóa ngành điện gồm: thị trường phát điện cạnh tranh để tự do hóa mảng phát điện, thị trường bán buôn cạnh tranh và thị trường bán lẻ cạnh tranh để tự do hóa mảng phân phối. Ngoài hoạt động chính từ nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất và Nghi Sơn, ngành dầu khí Việt Nam hiện có 4 dự án lớn đang được triển khai và sẽ góp phần tạo nên bước ngoặt của ngành trong thời gian tới. 

Đáng chú ý nhất là dự án Lô B Ô Môn, dự án lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với tổng chi phí đầu tư trong 20 năm lên đến 7 tỉ USD. Sự tập trung của ngành dầu khí và năng lượng trong những tập đoàn lớn như PVN, PV Gas, EVN... giúp việc tiếp cận của các nhà đầu tư và cung ứng nước ngoài dễ dàng hơn. 

Ông Ian Gibbons, Tổng Lãnh sự Anh, nhận định: “Đây là một cơ hội tuyệt vời cho những công ty Anh Quốc để thể hiện năng lực dẫn dầu trong ngành, để lắng nghe những cơ hội ở Việt Nam từ những nhà điều hành quốc tế đã hoạt động ở đây”. Từ Anh, 50 công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng đã đến tìm hiểu về cơ hội ở đây. Như vậy, đây là tín hiệu tốt cho ngành năng lượng Việt Nam.

 Mới đây, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC và Quỹ đầu tư Armstrong South East Asia Clean Energy Fund (Singapore) đã quyết định góp thêm lần lượt 16% và 20% vốn vào Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC). Armstrong thì có 50 dự án năng lượng tái tạo trên thế giới, mà đích đến chủ yếu của quỹ này là các nước Đông Nam Á. Vì thế, khi Armstrong đến với Việt Nam, họ đã mang theo hy vọng cho ngành sản xuất điện ở Việt Nam, đặc biệt là năng lượng sạch. 

Từ năm 2015 đến nay, nhiều dự án năng lượng sạch, chủ yếu là điện gió và điện mặt trời, đã được cấp phép và triển khai. Các dự án mới được cấp phép gần đây có thể kể đến như dự án điện mặt trời Tuy Phong của DooSung Vina (Hàn Quốc) với quy mô đầu tư 66 triệu USD, công suất 30 MW ở Bình Thuận, dự án điện gió Hàn Quốc - Trà Vinh giai đoạn 2 có công suất 96 MW, quy mô đầu tư 130 triệu USD. 

Quốc tịch nhà đầu tư cũng ngày càng đa dạng hơn khi gần đây, AirCraft Company (Đức) đang nghiên cứu dự án điện mặt trời tại Quảng Trị, EGAT International (Thái Lan) thì nhắm đến tỉnh Bình Định. 

Trong khi đó, General Electric (Mỹ) vừa ký biên bản ghi nhớ đầu tư 1.000 MW điện gió tới năm 2025. Tập đoàn này cũng đang vận hành dự án điện gió tại Bạc Liêu. Không chỉ các nhà đầu tư ngoại, nhà đầu tư nội dường như cũng cảm thấy sốt ruột, mà nhảy vào thị trường năng lượng sạch nhiều hơn. 

Bên cạnh GEC, còn có Tổng Công ty Điện lực Miền Trung với dự án Nhà máy điện mặt trời Điện lực miền Trung có công suất dự kiến 150 MW, quy mô đầu tư 1.900 tỉ đồng đặt ở Cam Ranh, Khánh Hòa. 

Năm 2018 là lần đầu tiên chương trình EIC Connect được mang đến Việt Nam. Chương trình được thực hiện bởi Energy Industries Council (EIC), một tổ chức phi chính phủ và là 1 trong 130 sự kiện về chuỗi cung ứng năng lượng mỗi năm trên toàn cầu của EIC. 

Triển vọng của ngành năng lượng Việt Nam đến từ việc đẩy mạnh hoạt động khai thác dầu thô và cho phép những khoản đầu tư lớn hơn của các công ty nước ngoài trong ngành dầu khí, đồng thời cải cách thị trường để hỗ trợ ngành năng lượng. 

Tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt Nam, công nghiệp hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu cũng đã đẩy nhanh tiêu thụ năng lượng trong nước./.